Home » Người Nhật muốn mang tỷ đô đổ vào thị trường địa ốc Việt
Kinh tế ổn định và thu nhập ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu khiến nhu cầu nhà ở tại Việt Nam đang gia tăng. Nắm cơ hội này, đại gia bất động sản Nhật Bản âm thầm rót mạnh vốn vào phân khúc BĐS trung cao cấp.
Xu hướng này đã được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Mới đây nhất, ông Thân Thanh Vũ, Chủ tịch Công ty Sao Khuê, nhà đầu tư Nhật thường quan tâm đến các dự án khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án căn hộ cao cấp tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội…
Dự tính trong giai đoạn tới, riêng các nhà đầu tư từ xứ sở hoa Anh Đào sẽ mang khoảng 2 tỷ USD vào thị trường BĐS Việt Nam, trong đó TP.HCM sẽ là lựa chọn ưu tiên trong chiến lược đầu tư mới này.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, từ khi 2 nước trở thành đối tác chiến lược thì đây là thời điểm để doanh nghiệp hai nước bắt tay hợp tác. Trong khi doanh nghiệp Việt cần tìm vốn cho các dự án lớn và tìm các đối tác quản lý dự án chuyên nghiệp, thì nhà đầu tư Nhật có xu hướng tìm đối tác để đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản.
Thị trường địa ốc Việt gần đây đã đón nhận nhiều thương vụ hợp tác như vậy. Có thể kể tới như The Global Group – nhà đầu tư, phát triển và quản lý bất động sản hàng đầu Nhật Bản bắt tay với Công ty CP ngôi nhà mơ ước (Dream House). Dream Home Palace (Quận 8) sẽ là dự án khởi đầu mà The Global Group sẽ hợp tác đầu tư, với số vốn dự kiến 50 triệu USD.
Kajima, một đại gia đến từ Nhật Bản, đang có kế hoạch chi 1 tỷ USD trong 10 năm tới liên doanh với một nhà đầu tư trong nước để phát triển các dự án bất động sản khách sạn cao cấp, căn hộ dịch vụ hướng tới đối tượng nhà giàu Việt Nam. Các dự án có quy mô 19,5-97,5 triệu USD; Hòa Bình House hợp tác với Tập đoàn Okamura Home và Tập đoàn Sanyo Homes để lập liên doanh vận hành và quản lý các sản phẩm BĐS; Sanyo Homes hợp tác với Tiến Phát…
Theo ông Lê Quốc Duy – Tổng Giám đốc Hoa Binh House, người Nhật đánh giá thị trường Việt Nam rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là yếu tố dân số vàng đông thứ 3 ở Đông Nam Á, người trẻ chiếm tỷ lệ rất cao nhưng quỹ nhà ở lại hạn chế.
Đặc biệt, Việt Nam hiện nay đã bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, Chính phủ đã có những chính sách mở cửa với nhiều ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, không chỉ vậy còn tích cực tham gia các hiệp định quốc tế để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế. Điều này sẽ càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư quốc tế đến làm ăn, sinh sống. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng theo ông Duy, các nhà đầu tư rất khắt khe trong việc bắt tay hợp tác, họ thẩm định rất kỹ các đối tác, ngay cả lý lịch gia đình, bản thân cũng được họ quan tâm nhằm có sự đảm bảo rằng chiến lược hợp tác này bền vững. Do đó, để mời họ vào cũng là một câu chuyện dài hơi, giữ chân được họ mới là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Một xu hướng mới, các doanh nghiệp Nhật Bản khi đã bắt tay với những doanh nghiệp nội cùng lĩnh vực, họ đang muốn thành lập cả sàn môi giới nhà đất để trực tiếp chào bán sản phẩm cho người Nhật đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. “Đang có một làn sóng ngầm mua bán nhà đất giữa người Nhật với nhau. Đây cũng là yếu tố giúp thị trường thêm phong phú và cạnh tranh mạnh mẽ hơn”, ông Duy cho biết thêm.
Theo báo cáo của Wealth-X và UBS, Việt Nam xếp thứ hai, với mức tăng về số lượng người siêu giàu trong một năm qua là 14,7%. Số người Việt đạt chuẩn siêu giàu của Wealth-X và UBS hiện là 195 người với tổng giá trị tài sản sở hữu là 20 tỷ USD. Trước đó một năm, Việt Nam có 170 cá nhân siêu giàu, với tổng giá trị tài sản là 19 tỷ USD.
Nghiên cứu mới đây nhất của BCG, cho thấy, hơn một nửa người tiêu dùng (51%) và 80% người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có mua sắm tại các siêu thị và đại siêu thị bên cạnh các cửa hàng truyền thống.
Là người có gần 20 năm làm tư vấn, trong đó có nhiều thương vụ M&A, ông Thân Thành Vũ cho rằng, không dễ gì nhà đầu tư Nhật tìm được mặt bằng ở khu vực trung tâm Hà Nội và TP.HCM để đầu tư trực tiếp do quỹ đất ngày càng hạn hẹp và còn vướng nhiều thủ tục đầu tư.
Do đó, phương án mà các doanh nghiệp Nhật lựa chọn khi đầu tư vào bất động sản ở TP.HCM và Hà Nội sắp tới là qua M&A. Chiến lược của các nhà đầu tư tới từ Nhật Bản là đón đầu nhu cầu tầng lớp trung lưu, vốn ngày càng gia tăng trong nước.
Theo CafeF
Tags: doanh nghiệp, người nhật, thị trường địa ốc, tỷ đôICON40 là dự án căn hộ cao cấp[...]
Với vốn ban đầu từ 330 triệu đồng,[...]
Phường Hùng Thắng trước kia là một hòn[...]
Khi thị trường BĐS bước vào giai đoạn[...]
Kinh tế đêm là nguồn thu lợi nhuận[...]
Được đánh giá là thủ phủ du lịch[...]
Khi sức tải ở khu vực trung tâm[...]
Những dự án mang phong cách resort living[...]
Hầu hết các nhà đầu tư kỳ vọng,[...]
Kịch bản của thị trường bất động sản[...]
© Bản quyền website thuộc về Sàn giao dịch BĐS THMLAND