Dự án BĐS “chết yểu” của PVC đang nằm trong tay ai?

Trong số hàng chục dự án BĐS lớn nhỏ mà PVC làm chủ đầu tư và hợp tác đầu tư, có nhiều dự án lớn đã nằm trong tay những đại gia BĐS có tiếng.

Thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo PVC (2007 – 2010), thị trường BĐS ở giai đoạn “nóng”, PVC cũng như nhiều công ty dầu khí khác rót tiền đầu tư hàng chục dự án BĐS lớn nhỏ.

Tuy nhiên, những năm sau đó rất nhiều dự án BĐS của PVC dính bê bối và dang dở không có khả năng triển khai. Đầu năm 2010, giới đầu tư địa ốc “phát sốt” với thông tin PVC và OceanGroup muốn đầu tư 1 tổ hợp gồm khách sạn, văn phòng, thương mại và căn hộ cao cấp với tòa tháp “có một không hai”, tức cao 102 tầng (528m) cao nhất nhì châu Á trên khu đất 25ha Mễ Trì, Từ Liêm, HN (đối diện Bộ ngoại giao mới). Tổng mức đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, những kế hoạch đó chỉ là “bánh vẽ” dù vào thời điểm 2012 PVC cùng đối tác đã tính lại và rút quy mô đầu tư dự án xuống chỉ còn 79 tầng và 600 triệu USD tổng mức đầu tư.

Sau khi PVC rút khỏi dự án này, Chính phủ đã cho phép Hà Nội lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định. Theo đó, cái tên chủ đầu tư được nhắc tới là Công ty CP Đầu tư Mai Linh, tháp PVN Tower cũng được đổi tên thành “Công viên giải trí, trường học và Tổ hợp nhà ở, thương mại dịch vụ Golden Palace A”.

Đầu tư Mai Linh là nhà phát triển bất động sản đã có tiếng tăm trên thị trường với hàng loạt dự án chung cư cao cấp đã đi vào sử dụng như Golden Palace Mễ Trì (3 tòa tháp, 1000 căn hộ), Golden Palace Lê Văn Lương, hợp tác đầu tư dự án No4 Hoàng Đạo Thúy…

Những năm gần đây, ông Trần Đăng Khoa còn nhắm tới thị trường Tp.HCM khi đã có nhiều thương vụ hợp tác đầu tư vào các dự án BĐS lớn cùng “ông vua” ô tô Việt Nam Trần Bá Dương-Chủ tịch Trường Hải Group đầu tư vào Thủ Thiêm, bằng việc thành lập ra Công ty Đại Quang Minh.

Công ty này ra đời 2014, có vốn điều lệ 4.200 tỷ, cổ đông sáng lấp gồm có Trường Hải Group nắm 45%, ông Trần Đăng Khoa nắm 17,5%, Đầu tư Mai Linh nắm 37,5%. Hiện Đại Quang Minh đang phát triển KĐT mới Sala và một số dự án khác ở Thủ Thiêm.

Đối với một dự án đáng chú ý khác của PVC là Mỹ Đình Pearl, cũng là một dự án lớn và nằm trên khu “đất vàng” ngay sát cạnh tổ hợp tháp PVN Tower tại Mễ Trì (Hà Nội). Trong những năm qua dự án này cũng “án binh bất động”, và đang có những động thái đổi chủ.

Theo giới thiệu, dự án có quy mô 3,8ha gồm 2 khối căn hộ cao cấp với 666 căn hộ từ 2 đến 4 phòng ngủ cùng với các căn hộ; 1 khối khách sạn với hơn 500 phòng tiêu chuẩn 5 sao và 1 khối văn phòng hạng A.

Cái tên sáng giá là ông chủ mới của Mỹ Đình Pearl là tập đoàn SSG, bởi cũng trong năm 2010, giai đoạn PVC chuẩn bị công tác đầu tư dự án thì SSG là cổ đông góp vốn lớn nhất vào liên doanh Công ty CP Đầu tư bất động sản dầu khí Việt Nam (PV-SSG) để đầu tư dự án Mỹ Đình Pearl.

Theo đó, SSG nắm 49%, PVC nắm 25% còn lại là Oceanbank nắm 10%, PVN nắm 6% và PVI nắm 10%. Hồi tháng 8/2015 PVC đã có thông báo thoái vốn khỏi dự án này bằng việc bán đấu giá toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ, giá khởi điểm 10.800 đồng/cp.

Dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo, PVC còn đầu tư vào rất nhiều dự án khác. Trong đó, có dự án dính bê bối, kiện tụng nhiều năm nay khiến người dân mua nhà khốn khổ. Đáng chú ý như dự án PetroVietnam Landmark tại An Phú, quận 2, Tp.HCM xây dựng dở dang nhiều năm nay.

Theo InfoNet

Tags: ,

Tin thị trường

Mua Nhà – Bài Toán Cho Người Trẻ Quảng Ninh

Với vốn ban đầu từ 330 triệu đồng,[...]

Sức Hút Của Bất Động Sản Tại Trung Tâm Mới Hùng Thắng

Phường Hùng Thắng trước kia là một hòn[...]

Dòng Tiền Bất Động Sản Chuyển Hướng Cuối Năm 2022

Khi thị trường BĐS bước vào giai đoạn[...]

Kinh Tế Ban Đêm “Mỏ Vàng” Của Quảng Ninh

Kinh tế đêm là nguồn thu lợi nhuận[...]

Du Lịch Hạ Long Có Nhiều Tiềm Năng Và Du Lịch Để Cất Cánh

Được đánh giá là thủ phủ du lịch[...]